Cáp điện ngầm trong lòng đất là công trình quan trọng trong ngành điện lực của nước ta. Việc sử dụng cáp điện ngầm sẽ giúp tái tạo cảnh quan đô thị và cải thiện đáng kể trong giao thông đi lại tại các thành phố lớn.
Tuy nhiên, để cho hệ thống cáp điện ngầm này có hiệu quả sử dụng cao nhất, cùng với đảm bảo được an toàn thì các nhà nghiên cứu đã phải tính toán và thử nghiệm nhiều lần. Vậy tiêu chuẩn thi công cáp điện đi ngầm trong lòng đất như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
Cáp điện ngầm trong lòng đất là một loại dây dẫn có chức năng truyền tải các dòng điện có hiệu điện thế lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn mà cáp điện ngầm trong lòng đất sẽ được thi công bên dưới 1 lớp vật chất có khả năng cách điện cao như đất hoặc tường bê tông. Cáp điện ngầm được thi công ngầm dưới lòng đất nên thường được gọi tên là “cáp điện ngầm” hay “cáp điện đi ngầm”.
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng tương đối cao nên cáp điện ngầm có nhiều loại, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến như cáp điện ngầm hạ thế và cáp điện ngầm trung thế. Hai loại cáp điện ngầm này khá phổ biến và đóng vai trò quan trọng đối với ngành điện lực của nước ta.
Như đã đề cập ở trên, cáp điện ngầm là một trong những công trình hệ thống quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất của người dân. Do đó, loại cáp điện này cần được thiết kế riêng biệt theo tiêu chuẩn do nước ta thông qua. Những tiêu chuẩn đó sẽ bao gồm như sau:
TCVN 5935-2:2013 - Tiêu chuẩn kết cấu cáp ngầm quốc gia
Tiêu chuẩn TCVN 5935-2:2013 đã được các cơ quan chuyên môn trực thuộc chính phủ Việt Nam kiểm định và công bố là tiêu chuẩn kết cấu cáp ngầm của nước ta. Văn bản tiêu chuẩn này có hệ thống các quy định rõ ràng về kết cấu của hai loại cáp là: cáp điện ngầm hạ thế và cáp điện ngầm trung thế, như sau:
Đối với cáp điện ngầm hạ thế, tiêu chuẩn cáp điện đi ngầm TCVN 5935-2:2013 có quy định cụ thể về điện áp danh định, loại vật liệu được dùng, chiều dày cách điện, cụm cáp và những vấn đề khác. Cụ thể hơn, thông tin chính của văn bản được liệt kê như sau:
Điện áp danh định tiêu chuẩn: 0,6/1 (1,2) kV và 1,8/3 (3,6) kV.
Hợp chất cách điện: Bao gồm nhựa nhiệt dẻo (PVC/A), cao su có nguồn gốc từ các anken đơn giản (EPR), hoặc cao su cao phân tử hoặc tương tự với EPR nhưng cứng hơn (HEPR), hoặc cao su PE liên kết ngang (XLPE).
Hợp chất vỏ bọc: Bao gồm nhựa PVC, nhựa PE, cao su CR, hoặc cao su clorosulfonat polyetylen và các loại cao su chứa halogen có đặc tính tương tự.
Ruột dẫn: thuộc loại cấp 1 hoặc cấp 2 được làm bằng đồng, nhôm hoặc các hợp kim nhôm
Màn chắn kim loại: Bao gồm dải băng, lưới đan, sợi dây đồng tâm hoặc các sản phẩm kết hợp từ dải băng và sợi dây đồng tâm.
Đối với các loại cáp điện ngầm trung thế, văn bản cũng có những quy định tương tự như đối với cáp ngầm hạ thế. Theo đó, những thông tin chính quy định về kết cấu của dây cáp điện trung thế được áp dụng như sau:
Điện áp danh định tiêu chuẩn: 3,6/6 (7,2), 6/10 (12), 8,7/15 (17,5), 12/20 (24) kV hoặc 18/10 (36) kV.
Hợp chất cách điện: Bao gồm nhựa nhiệt dẻo (PVC/A), cao su có nguồn gốc từ các anken đơn giản (EPR), hoặc cao su cao phân tử hoặc tương tự với EPR nhưng cứng hơn (HEPR), và cao su PE liên kết ngang (XLPE).
Hợp chất vỏ bọc: Bao gồm nhựa PVC, nhựa PE, cao su CR, hoặc cao su clorosulfonat polyetylen và các loại cao su chứa halogen có các đặc tính tương tự.
Ruột dẫn: thuộc loại cấp 1 hoặc cấp 2 làm bằng đồng, nhôm hoặc các hợp kim nhôm. Đối với ruột cấp 2, có thể áp dụng các biện pháp chống thấm theo chiều dọc.
Màn chắn kim loại: Bao gồm dải băng, lưới đan, sợi dây đồng tâm hoặc các sản phẩm kết hợp từ dải băng và các sợi dây đồng tâm
Màn chắn ruột dẫn: được làm bằng vật liệu phi kim loại hoặc các chất bán dẫn đùn
Màn chắn cách điện: được kết hợp phi kim bán dẫn và lớp kim loại
TCVN 7997:2009 là tiêu chuẩn Việt Nam về các phương pháp lắp đặt dây cáp điện ngầm hạ thế và trung thế. Cụ thể hơn, tiêu chuẩn này sẽ chỉ áp dụng đối với những trường hợp công trình có điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 7000V đi ngầm trong lòng đất hoặc trong các đường ống. Về phương pháp lắp đặt cáp điện ngầm trong đường ống, văn bản này có quy định về:
Đào và lấp
Đường ống
Hộp cáp ngầm
Nối đất
Chỉ thị có đường ống đi ngầm bên dưới
Đường cáp đi lên từ hệ thống được lắp đặt đi ngầm trong đất
Còn quy định về phương pháp thi công đường cáp ngầm đặt trực tiếp trong đất cũng tương tự như với cách lắp đặt đường cáp bên trong ống. Bên cạnh những điểm giống nhau, văn bản cũng chỉ rõ những điểm khác biệt cần phải bổ sung khi lên thiết kế cáp điện ngầm trong đất như:
Kết cấu bảo vệ
Độ sâu của việc đặt lớp vật liệu bảo vệ với đường cáp ngầm
Không gian bên trong của máng đặt cáp
Xử lý chống thấm bên trong máng
Cáp điện ngầm trong lòng đất cũng giống như băng cảnh báo cáp ngầm đều phải được sản xuất theo tiêu chuẩn đã được nêu ra trong quy định. Vì vậy bạn cần phải mua cáp điện ngầm và băng cảnh báo cáp ngầm tại những công ty có uy tín và đáp ứng được các tiêu chuẩn trên.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty sản xuất và cung cấp các loại cáp điện ngầm và băng cảnh báo cáp ngầm. Việc tìm hiểu được 1 đơn vị uy tín sẽ khiến cho người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn bởi không biết thông tin về hàng hóa có chuẩn xác không. Tuy nhiên, hiện nay, bạn có thể mua cáp điện ngầm và băng cảnh báo cáp ngầm An Thịnh HN đạt tiêu chuẩn quốc gia. Chúng tôi là đơn vị cung cấp các sản phẩm hạ ngầm, băng cảnh báo, mốc sứ cảnh báo, nổi tiếng và chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực này, An Thịnh HN tự tin về sản phẩm do chúng tôi sản xuất và phân phối. Các sản phẩm đều đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Tiêu chuẩn thi công cáp điện đi ngầm trong đất là một trong những văn bản quan trọng giúp cho hệ thống cáp điện ngầm nước ta hoạt động ổn định, hiệu quả và an toàn. Chính vì vậy, nếu bạn đang cần 1 hệ thống và các loại cáp phù hợp liên hệ với chúng tôi ngay ngày hôm nay để nhận được tư vấn chi tiết nhé